TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở XA DUNG
- Thứ năm - 18/01/2024 08:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào dịp cuối năm, khi người dân đồng bào dân tộc Mông thu hoạch xong mùa màng, trong không khí rét đậm, sương trắng phủ khắp núi rừng. Mọi người dân ở vùng cao Xa Dung lại vui mừng cùng nhau đón một cái Tết cổ truyền riêng của dân tộc mình.

Đồng bào người Mông không định ra một ngày Tết cụ thể mà theo phong tục truyền thống, thời gian đón têt khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch. Tết với người dân vùng cao nơi đây chính là ngày hội lớn. Đồng bào người Mông vẫn thích chơi những trò chơi truyền thống mang đậm bản sắc của dân tộc mình như Ném Pao, Chơi Tù Lu hay tục Giã bánh dày. Trẻ em thì chơi cù. Người già thì thích xem chọi gà, chọi trâu. Đặc biệt là trò ném pao dành cho những đôi trai gái đang ở độ tuổi mới lớn. Từ trò chơi ném pao nhân dịp Tết của đồng bào dân tộc mình mà nhiều đôi trai gái đã nên duyên, thành vợ, thành chồng. Tất cả những trò chơi dân gian, phong tục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc đó vẫn được giữ gìn và lưu truyền từ xưa đến nay.

Ngày Tết của đồng bào dân tộc nơi đây, ngoài thịt lợn, thịt gà, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng là nguồn gốc sinh ra con người, muôn loài trên trái đất. Bánh dày được làm công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm đem nấu xôi sao cho thật dẻo rồi mang ra mảng gỗ, dùng chày gỗ để giã. Giã bánh cũng phải chọn những chàng trai lực lưỡng để có thể giã đều và mạnh sao cho bánh thật nhuyễn và dẻo.

Tổ chức Tết Cổ truyền dân tộc năm 2024 của xã Xa Dung là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024); 115 năm Ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909- 28/6/2024); 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949- 2 10/10/2024)
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương xã Xa Dung đã tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ: biểu diễn khèn Mông, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc… tổ chức các trò chơi, giã bánh dày, gói bánh chưng và các hoạt động thể thao như tung còn, tù lu, kéo co, cầu lông,… Với sự tham gia của 19 bản và 5 đơn vị trường thuộc địa bàn xã Xa Dung những hoạt động này góp phần gắn kết tinh thần đoàn kết giữa nhân dân đồng thời bảo tồn và phát huy các phong tục truyền thống của dân tộc nơi đây.

Hình ảnh những chàng trai, cô gái xúng xính trong trang phục rực rỡ đi chơi Tết trên những con đường đồi núi gập ghềnh tràn ngập sắc đào hồng tươi đã trở thành nét đẹp khó có thể phai mờ.

Ngày Tết của đồng bào dân tộc nơi đây, ngoài thịt lợn, thịt gà, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Người Mông quan niệm bánh dày tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng là nguồn gốc sinh ra con người, muôn loài trên trái đất. Bánh dày được làm công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm đem nấu xôi sao cho thật dẻo rồi mang ra mảng gỗ, dùng chày gỗ để giã. Giã bánh cũng phải chọn những chàng trai lực lưỡng để có thể giã đều và mạnh sao cho bánh thật nhuyễn và dẻo.

Tổ chức Tết Cổ truyền dân tộc năm 2024 của xã Xa Dung là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024); 115 năm Ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909- 28/6/2024); 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949- 2 10/10/2024)
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương xã Xa Dung đã tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ: biểu diễn khèn Mông, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc… tổ chức các trò chơi, giã bánh dày, gói bánh chưng và các hoạt động thể thao như tung còn, tù lu, kéo co, cầu lông,… Với sự tham gia của 19 bản và 5 đơn vị trường thuộc địa bàn xã Xa Dung những hoạt động này góp phần gắn kết tinh thần đoàn kết giữa nhân dân đồng thời bảo tồn và phát huy các phong tục truyền thống của dân tộc nơi đây.

Hình ảnh những chàng trai, cô gái xúng xính trong trang phục rực rỡ đi chơi Tết trên những con đường đồi núi gập ghềnh tràn ngập sắc đào hồng tươi đã trở thành nét đẹp khó có thể phai mờ.